Lượt xem: 21106

Cấu tạo thang máy không phòng máy và có ...

Mã sản phẩm : 1462243241

0VNĐ
Số lượng:


    Giới thiệu cấu tạo thang máy có phòng máy và thang máy không phòng máy. Nguyên lý hoạt động của thang máy và phân loại thang máy theo cấu tạo, công dụng ...

     

    * Kiểm định thang máy, kiểm định thang cuốn
     
    * Kiểm định thiết bị nâng, áp lực, máy thi công
     
    * Hướng dẫn sử thang máy an toàn
     


    1- Phân loại thang máy

    + Phân loại theo công dụng:

    - Thang máy loại I: Được thiết kế để chở người.
    - Thang máy loại II: Đ
    ược thiết kế để chở người có tính đến vận chuyển hàng hoá( thường khi tải trọng định mức từ 1000kg trở lên).
    Thang máy chở khách - ký hiệu (Passenger): Được sử dụng trong gia đình, chung cư, chung tâm thương mại, những cao ốc chọc trời… Mục đích của chúng là chở người, hành khách. Với nhiều loại Cabin, mẫu mã đẹp, cabin có thể là inox hoặc kính để hành khác vừa đi vừa ngắm cảnh và có thể chở kèm hàng hóa khi cần thiết… 
     
    Thang máy chở người
    Thang máy chở người và đôi khi có hàng đi kèm
     
    - Thang máy loại III: Là thang máy chuyên dụng phục vụ trong bệnh viện.
    Thang máy bệnh viện - ký hiệu B (Bed): được sử dụng tại các bệnh viện, trại dưỡng lão… Mục đích của thang máy bệnh viện là để chở bệnh nhân bằng cáng(băng ca), giường bệnh kèm Bác sĩ, y tá  và các trang thiết bị y tế. Cho nên, ngoài việc có diện tích đủ lớn, Cabin còn phải phải đảm chạy êm, không rung lắc khi lên xuống, cũng như lúc dừng tầng tránh làm ảnh hưởng đến người bệnh. 
     
    Thang máy bệnh viện
    Thang máy bệnh viện dùng để trở bệnh nhân, băng ca cấp cứu
     
    - Thang máy loại IV: Là thang máy chở hàng có người đi kèm.
      * Thang máy chở hàng - ký hiệu F (Freight): dùng để chở hàng hóa, máy móc thiết bị và đôi khi có người đi kèm. Chúng thường được sử dụng ở các nhà máy, công xưởng. Với đặc điểm là Cabin rộng, sức nâng có thể lên tới hàng chục tấn.
      * Thang máy chở ô tô - ký hiệu 
    AL (Auto Lift): Dùng để nâng ô tô trong các tòa nhà…
     
    Thang máy chở hàng
    Các kiểm định viên của VIETSAF đang chuẩn bị thử tải thang máy chở hàng tại nhà máy xi măng
     
    Thang máy chở ô tô
    Các kiểm định viên chuẩn bị kiểm tra, kiểm định thang máy chở ô tô
     
    - Thang máy loại V: Thang máy phục vụ (Thang máy chở thức ăn ...)
    Thang máy chở thực phẩm - ký hiệu D (Dumbwaiter): Dùng để chở nguyên vật liệu, thức ăn cho nhà hàng, khách sạn… Thang máy này không có người đi kèm, nó được điều khiển bên ngoài cabin.
     

    Thang máy chở thức ăn, thực phẩm thường được dùng tại các nhà hàng, khách sạn
     
    - Thang cuốn: là loại thiết bị dùng để vận chuyển người kết cấu dạng băng tải, có bậc thang. Những bậc thang này có thể đi lên hay đi xuống liên tục bởi vòng tròn khép kín và ăn khớp với nhau theo kiểu cài răng lược trên bề mặt. Thang cuốn thường được dùng ở các trung tâm mua sắm, nhà ga… mỗi thang cuốn được dùng cho một chiều đi lên hoặc đi xuống.
     
    Thang cuốn
    Thang cuốn thường được lắp chiều lên và xuống riêng biệt

    - Băng tải hành khách: khác với thang cuốn, băng tải hành khách không có bậc thang và chủ yếu di chuyển theo chiều ngang(song song với mặt đất), vận chuyển được tải trọng lớn….. Chúng giúp cho hành khách đứng trên đó và di chuyển một quãng đường dài mà không phải đi bộ. Băng chuyền được lắp ở các siêu thị, đặc biệt là ở nhà ga sân bay và vận chuyển theo một chiều nhất định.
     
    Băng tải chở người
    Cũng như thang cuống băng tải chở người theo một chiều

    2 – Cấu tạo thang máy điện         

     
    Cấu tạo thang máy có phòng máy và thang máy không phòng máy
    Cấu tạo thang máy có phòng máy và thang máy không có phòng máy
     
    2.1 Thang máy có phòng máy

    Các bộ phận chính của thang máy có phòng máy: Phòng máy, cabin, đối trọng, ray dẫn hướng, hố thang.

     
    2.1.1 Phòng máy:

    Phòng máy là nơi dành riêng để lắp đặt máy và các thiết bị liên quan  như: Tủ điện, Motor kéo, các puly, bộ bạn chế tốc độ.
    - Tủ điện: Nơi cung cấp điện cho các thiết bị trong thang máy.
    - Motor kéo: Được lắp phía trên giếng thang, kéo cabin, đối trọng lên xuống thông qua cáp treo.
    - Bộ hạn chế vượt tốc: Là bộ phận an toàn chuyển động độc lập với cabin, đối trọng. Khi cabin, đối trọng chạy quá vận tốc cho phép hoặc khi đứt cáp thì bộ hạn chế tốc độ sẽ tác động cắt nguồn điện của motor kéo, và khi đó bộ hãm bảo hiểm sẽ làm việc.

     
    Cấu tạo thang máy có phòng máy
    Phòng máy là nơi lắp đặt tời nâng, tủ điện. Phải thoáng mát để đảm bảo không quá 40 độ vào mùa hè
     
    2.1.2 Cabin, đối trọng, ray dẫn hướng

    - Cabin: Là nơi chứa người hoặc hàng hóa được di chuyển lên cao hoặc xuống thấp.
    - Đối trọng: Là trọng lượng cân bằng với trọng lượng Cabin và một phần trọng lượng tải nâng (người, hàng hóa) để giảm công suất động cơ. Đối trọng chuyển động đồng phẳng và di chuyển ngược chiều với Cabin. Đối trọng thường nặng hơn cabin khoảng 40% cabin khi đủ tải.
    Cabin và đối trọng được treo trên hệ thống treo và chuyển động lên, xuống thông qua cáp nâng và các puly ma sát.
    - Ray dẫn hướng: Được lắp đặt dọc giếng thang dẫn hướng cho cabin, đối trọng di chuyển. Ray dẫn hướng có tác dụng giúp Cabin và đối trọng luôn giữ đúng vị trí theo thiết kế khi di chuyển. Ray dẫn hướng phải được thiết kế đủ độ cứng vững để giữ được Cabin và đối trọng tựa trên ray khi bị đứt cáp hoặc khi cabin, đối trọng chạy quá vận tốc cho phép.
    - Ngàm dẫn hướng: Giúp cho cabin, đối trọng di chuyển không bị lệch khỏi ray dẫn hướng.
     
    Hố thang máy
    Hố thang máy của thang có và không phòng máy là như nhau
    2.1.3. Hố thang

    Hố thang là phần giếng thang phía dưới mặt sàn tầng dừng thấp nhất.

    - Giảm chấn: Là thiết bị làm cữ chặn đàn hồi ở cuối hành trình, có tác dụng phanh hãm bằng thủy lực hoặc lò xo, hoặc một phương tiện tương tự khác.


    2.2 Thang máy không có phòng máy

     
    Cấu tạo thang máy không phòng máy
    Tời nâng của thang máy không phòng máy, rất khó cải tạo sửa chữa và cứu hộ

    Thang máy không có phòng máy có cấu tạo tương tự thang máy có phòng máy. Chỉ khác biệt về cách bố trí tủ điện và motor kéo. Thang máy không phòng máy thì có motor kéo được lắp đặt trên đỉnh giếng thang và tủ điện được lắp đặt bên hông giếng thang.
     
    Tủ điện của thang máy không buồng máy
    Do không có phòng máy nên tủ điện được đặt bên ngoài

    III- Nguyên lý hoạt động của thang máy điện

                Khi nhận lệnh từ bảng điều khiển tại các tầng thì tủ điện sẽ cấp điện cho motor kéo làm cho puly ma sát quay. Khi đó cáp nâng sẽ tác động lên hệ thống treo làm cho cabin chuyển động lên, xuống theo ray dẫn hướng đến các tầng yêu cầu. Khi cabin dừng tại cửa tầng thì cửa cabin và cửa tầng đồng thời mở ra cùng lúc thông qua hệ thống khóa liên động.
                Trường hợp cabin, đối trọng chạy quá vận tốc cho phép (khoảng 15% vận tốc định mức) thì bộ hạn chế tốc độ sẽ làm việc, bộ hãm bảo hiểm êm sẽ tác động kẹp hãm từ từ lên ray dẫn hướng nhằm hạn chế phản lực tác động lên cabin không cho cabin chạy vượt quá tốc độ. Với trường hợp bị đứt cáp hoặc bộ hãm bảo hiểm êm không làm việc thì bộ hãm bảo hiểm tức thời sẽ làm việc hãm cabin tức thời luôn trên ray.


    Nếu quý vị cần tìm hiểu thêm về cấu tạo thang máy có phòng máy và cấu tạo thang máy không phòng máy để lựa chọn nhà cung cấp hoặc cần kiểm tra kỹ thuật, kiểm định an toàn, hãy liên hệ với chúng tôi để được giúp đỡ.
     
    Có thể bạn quan tâm
     
    * Kiểm định thang máy, kiểm định thang cuốn
     
    * Kiểm định thiết bị nâng, áp lực, máy thi công
     
    * Hướng dẫn sử thang máy an toàn
     


     

Sản phẩm liên quan

Đang cập nhật