Kiểm định thang máy

  29/09/2016

 

Kiểm định thang máy là gì, tại sao thang máy, thang cuốn lại phải kiểm định. Giá cả, chi phí có đắt không, thời hạn kiểm định thang máy là bao lâu. Đơn vị sử dụng cần phải chuẩn bị những gì khi có nhu cầu kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy ? …

 

    * Giấy phép kiểm định do Bộ lao động cấp
    * Quy trình kiểm định thang máy
    * Kiểm định thiết bị nâng, áp lực, máy xây dựng ...

Kiểm định thang máyKiểm định thang máy không thể thiếu bước thử tải để xác định chính xác khả năng làm việc của thang

 

Thang máy, thang cuốn được dùng để vận chuyển người, hàng hóa trong gia đình, chung cư, siêu thị hay những cao ốc trọc trời. Là thiết bị được được thiết kế, chế tạo với hệ số an toàn cao. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi ro trong quá trình sử dụng, thang máy được liệt vào danh mục các thiết bị bắt buộc kiểm định kỹ thuật an toàn theo quy định của Bộ lao động, cụ thể:

- Kiểm định lần đầu: Tức là kiểm tra, thử tải thang máy sau khi lắp đặt và trước khi đưa vào sửa dụng.

- Kiểm định định kỳ: Được thực hiện sau khi hết  thời hạn của lần kiểm định trước đó

- Kiểm định bất thường: Sau khi cải tạo sửa chữa hoặc thang máy có những biểu hiện bất thường trong quá trình sử dụng hay do cơ quan có thẩm quyền yêu cầu …

Tiêu chuẩn, quy trình kiểm định áp dụng theo thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

 

CÁC TIÊU CHUẨN , QUY ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH THANG MÁY

- QCVN 02:2011/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện;

- TCVN 6395:2008 , Thang máy điện - yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt;

- TCVN 6904:2001, Thang máy điện - Phương pháp thử - Các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt;

- TCVN 7628:2007 (ISO 4190), Lắp đặt thang máy;

- TCVN 5867: 2009. Thang máy, Cabin, đối trọng và ray dẫn hướng. Yêu cầu an toàn;

- TCVN 9358 : 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung;

- TCVN 9385:2012: Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.

- TCVN 6396 - 2:2009,Thang máy thủy lực - yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt;

- TCVN 6905 : 2001, Thang máy thủy lực - Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt;

- TCVN 7550:2005. Cáp thép dùng cho thang máy-yêu cầu tối thiểu;

- QCVN 11:2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang cuốn và băng tải chở người;

- TCVN 6397: 2010, Thang cuốn và băng tải chở người - Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt;

- TCVN 6906: 2001, Thang cuốn và băng chở người - Phương pháp thử, các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.

 

CÁC BƯỚC CƠ BẢN KHI TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH THANG MÁY

1. Biện pháp an toàn: Lập phương án đảm bảo an toàn để tránh xảy ra sự cố đáng tiếc trong quá trình kiểm định … Đặt biển báo trước cửa tầng để hành khách được biết và không sử dụng thang máy.

2. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thang máy: Các hồ sơ kỹ thuật có liên quan đến thiết bị bao gồm bản vẽ chung, sơ đồ động lực, điều khiển, hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng sửa chữa. VIETSAF có dịch vụ lập hồ sơ lý lịch cho thang máy nếu khách hàng yêu cầu.

3. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài: Kiểm tra các cơ cấu, bộ phận theo thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn của nhà chế tạo.

4. Thử không tải: Kiểm tra hoạt động của các bộ phận, cơ cấu khi Cabin chưa chất tải

 

Kiểm tra đáy hố thang máy chở người 

 

Đáy hố thang máy chở ô tô

 

Đỉnh hố thang của loại thang có phòng máy

 

Đỉnh hố thang của loại thang không có phòng máy

 

Kiểm tra hệ thống tủ điện cung cấp cho thang máy

 

Đo đường kính cáp để so sánh với độ mòn của cáp theo tiêu chuẩn

 

Thiết bị khống chế vượt tốc, là bộ phận quan trọng để tránh Cabin rơi tự do

 

Xác định nhiệt độ của động cơ. Nhiệt độ sẽ tăng cao khi thử tải thang máy

 

Xác định kích thước và trọng lượng của các cục đối trọng 

 

Thiết bị đóng mở cửa tầng phải hoạt động nhịp nhàng cùng Cabin

 

Việc lắp đặt và căn chỉnh ray cabin và ray đối trọng chính xác là yếu tố then chốt để thang hoạt động êm ái ..

 

5. Thử tải: Tải trọng dùng để thử tải là các cục tải chuẩn có trọng lượng 25kg/01 cục.

5.1. Thử tải động ở hình thức: Qthử = 100% Qđịnh mức

5.2. Thử tải động ở hình thức Qthử = 125% Qđịnh mức

6. Xử lý kết quả kiểm định thang máy:

Kiểm định viên của VIETSAF sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về kết quả kiểm tra, kiểm định trên. Chỉ dán tem khi thang máy đã được kiểm định đạt yêu cầu.

7. Giá kiểm định thang máy

- Phí kiểm định được quy định tại thông tư số 41/2016/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 11 năm 2016 do Bộ Lao động thương binh và xã hội ban hành “ Quy định giá tối thiểu đối với dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động …  “

 

Bản giá kiểm định thang cuốn, băng tải chở người, thang máy các loại

Thang và đặc tính kỹ thuật Đơn vị tính Thành tiền(đồng)
Thang máy dưới 10 tầng Thang 2.000.000
Thang máy từ 10 tầng đến 20 tầng Thang 3.000.000
Thang máy trên 20 tầng Thang 4.500.000
Thang cuốn không kể năng suất Thang 2.200.000
Băng tải chở người không kể năng suất Băng tải 2.500.000


(Đơn giá trên chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng trường hợp cụ thể VIETSAF sẽ có bảng báo giá kiểm định cạnh tranh nhất)

 

8. Thời hạn kiểm định thang máy

Từ 1 - 3 năm / 01 lần tùy thuộc vào thời gian sử dụng, chất lượng và điều kiện làm việc

9. Thời gian cấp phiếu chứng nhận kiểm định

Chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày hoàn tất công việc kiểm định tại hiện trường, VIETSAF sẽ cung cấp kết quả kiểm định cho khách hàng(Thời gian cấp kết quả cũng sẽ được rút ngắn khi khách hàng có yêu cầu).

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

 

    * Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy
    * Hướng dẫn sử dụng thang máy
    * Cấu tạo thang máy điện

 

 

 

 

Tin tức mới Xem tất cả